Ngày 21-4, lãnh đạo một công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết ở miền Tây cho biết đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. “Chúng tôi cũng rất sốt ruột, chưa biết sắp tới sẽ ra sao,” vị này chia sẻ.
Nên giữ nguyên các công ty XSKT và số kỳ phát hành vé số như hiện tại để đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách cho địa phương
Ở thời điểm hiện tại, từ Khánh Hòa đến Cà Mau có 21 công ty xổ số kiến thiết (XSKT) truyền thống. Tỉ lệ tiêu thụ vé luôn ở mức rất cao – trên 99%, trong đó 13 công ty đạt mức tiêu thụ 100%.
Khu vực miền Nam tổ chức mở thưởng xuyên suốt tuần: mỗi ngày từ Chủ nhật đến thứ Sáu có 3 công ty mở thưởng, riêng thứ Bảy có 4 công ty. Mỗi công ty phát hành 1 kỳ/tuần, ngoại trừ TP.HCM phát hành 2 kỳ vào thứ Hai và thứ Bảy.
Nên hợp nhất xổ số kiến thiết hay giữ như cũ để đảm bảo kế nguồn thu?
Theo chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, nhiều tỉnh miền Nam sẽ sáp nhập, ví dụ: Bạc Liêu nhập Cà Mau, Long An nhập Tây Ninh, Sóc Trăng và Hậu Giang nhập Cần Thơ… Điều này làm dấy lên lo ngại về việc điều chỉnh kỳ phát hành và số lượng công ty XSKT.
Một số đại lý đề xuất giữ nguyên mô hình các công ty XSKT hiện tại, chỉ cần bỏ chữ “tỉnh” trong tên gọi. Việc giữ nguyên giúp duy trì tính ổn định và đảm bảo phân bổ đều lịch mở thưởng. Nếu sáp nhập mà giảm số kỳ phát hành, sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối – có địa phương được phát hành nhiều kỳ/tuần, nơi khác lại ít hơn.
Đại diện một công ty XSKT miền Tây cho biết: nguồn thu từ xổ số đóng góp rất lớn cho ngân sách địa phương, có nơi chiếm gần 40% tổng thu. Giảm kỳ phát hành đồng nghĩa giảm nguồn thu, ảnh hưởng đến đầu tư cho giáo dục, y tế.
Người dân cũng bày tỏ mong muốn được tiếp tục ủng hộ “đài quê nhà” như lâu nay. Họ cho rằng nhập tỉnh là chuyện quản lý hành chính, còn công ty XSKT thì nên giữ nguyên để người dân vẫn cảm thấy gắn bó và có động lực mua vé.Hiện Bộ Tài chính chưa ban hành hướng dẫn cụ thể. Dự kiến ngày 24-4, Hội đồng XSKT khu vực miền Nam sẽ họp để bàn về vấn đề này.
Vé số – “cần câu cơm” của nhiều người từng làm công chức
Trước thông tin từ ngày 1-6, mỗi công ty XSKT khu vực miền Nam sẽ tăng doanh số phát hành lên 140 tỉ đồng/kỳ (tương đương 14 triệu vé), ông N., chủ đại lý vé số tại Hậu Giang, cho rằng đây là tín hiệu tích cực do hiện nay đang thiếu vé giao cho người bán dạo.
Theo ông N., việc tăng số lượng vé không gây áp lực cho đại lý mà ngược lại, giúp người bán dạo có thêm nguồn hàng. Nhu cầu lấy vé số hiện rất lớn, do nhiều người thất nghiệp chuyển sang bán vé số mưu sinh. Thậm chí, một số người đang làm trong cơ quan nhà nước cũng tranh thủ lấy khoảng 100 vé bán trong nội bộ để kiếm thêm thu nhập.
“Có người nghỉ hưu định mở quán nhưng lo lỗ, nên chọn bán vé số. Lấy 130 tờ, bán hết là có lời, không sợ mất vốn,” ông N. chia sẻ.
Ông N., chủ đại lý vé số tại Hậu Giang, cho biết hiện chưa có thông tin chính thức về số kỳ phát hành vé số mỗi tuần sau khi sáp nhập tỉnh. Tuy nhiên, nhiều người bán vé số dạo đang lo lắng vì sợ không còn vé để bán, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập.
“Không chỉ người lớn tuổi, mà cả người trẻ hiện không có việc làm cũng phải đi bán vé số. Chúng tôi mong các công ty XSKT vẫn duy trì lịch mở thưởng như hiện nay để người bán dạo tiếp tục mưu sinh,” ông N. chia sẻ.
Ông Quách Văn Tiến, người bán vé số dạo tại TP Cà Mau, bày tỏ mong muốn các công ty XSKT sau khi phát triển mạnh hơn cần quan tâm đến đời sống người bán vé số dạo — những người dãi nắng dầm mưa mỗi ngày nhưng vẫn chịu hoa hồng thấp, không được trả vé ế.
“Chúng tôi sống ngày nào biết ngày đó, không có tiền mua bảo hiểm y tế. Khi ốm đau chỉ biết chịu đựng. Rất mong các công ty XSKT bắt tay hỗ trợ người bán vé số dạo, từ tăng hoa hồng đến lo bảo hiểm y tế,” ông nói.
⇒ Xem thêm tin tức tại:
Sáp nhập tỉnh, thành: Số phận các công ty xổ số truyền thống sẽ như thế nào?
Sau sáp nhập, xổ số miền Nam sẽ mở thưởng như thế nào?
Nên hợp nhất xổ số kiến thiết hay giữ như cũ để đảm bảo kế nguồn thu?